Tổng quan về chương trình FIA

Khi tìm hiểu về ACCA chắc các bạn cũng đã có nghe đến một chương trình đào tạo là FIA, ở bài viết này mình sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhưng đủ để các bạn hiểu rõ về chương trình đào tạo này nhé. Nếu có thắc mắc nào thêm thì cứ để lại comment nhá 😉

FIA – Foundations in Accountancy 

untitled

Nguồn: ACCA’s website

Chương trình FIA bao gồm 10 môn học được chia ra thành các cấp độ bao gồm:

1. Introductory Certificate in Financial and Management Accounting
Được cấp sau khi hoàn thành hai môn:
– FA1 Recording Financial Transactions
– MA1 Management Information

2. Intermediate Certificate in Financial and Management Accounting
Được cấp sau khi hoàn thành hai môn:
– FA2 Maintaining Financial Records
– MA2 Managing Costs and Finance

3. Diploma in Accounting and Business
– FAB Accountant in Business (F1 ACCA)
– FMA Management Accounting (F2 ACCA)
– FFA Financial Accounting (F3 ACCA)

4. Specialist Awards (bạn chọn 2 trong 3 môn sau)
– FAU Foundations in Audit
– FTX Foundations in Tax (Môn này tại VN không tổ chức thi trừ trường hợp bạn thi theo thuế UK)
– FFM Foundations in Financial Management

Nếu so sánh các cấp độ này với hệ thống giáo dục của UK thì các bạn tham khảo thêm ở bảng sau nhé:

5

Nguồn: ACCA’s website

Hiện tại, FIA không có yêu cầu về điều kiện đầu vào.

Như vậy sau khi hoàn thành 09/10 môn, cộng với 01 năm kinh nghiệm làm việc là bạn đã đủ điều kiện được cấp chứng chỉ CAT – Certified Accounting Technician. À mà hình như chưa đủ đâu, để lấy CAT hoặc các chứng chỉ Diploma, Certificates thì bạn cần phải có Foundations in Professionalism (FiP). Thực chất FiP là một bài học về đạo đức nghề nghiệp và bạn hoàn thành bài học này là được nhé (chỉ mất một vài tiếng để hoàn thành).

Ở các phần 1, 2, 3 như ở trên đều có Certificates hoặc Diploma, tại sao đến phần 4 (Specialist Awards) lại không có nhỉ? Phần này không phải là không có Certificate đâu bạn, mà còn ngược lại ấy: với mỗi một môn sẽ có một Certificate riêng (điều kiện là làm bài FiP nữa nhá). Như vậy, giả sử rằng tớ làm trong mảng Finance, và tớ chỉ cần một cái chứng chỉ để chứng minh Skill của tớ ở cấp độ Foundation về Finance Management thì tớ chỉ cần đăng ký thi mỗi môn FFM thôi là đủ mục tiêu rồi. Đương nhiên là tớ phải có kiến thức về môn này thì mới đi thi được nhá 😀

 Ơ thế sao học FIA đến khi hoàn thành lại được cấp chứng chỉ tên là CAT? Đầu tiên bạn xem ảnh sau rồi mình giải thích nhé:

11052518_10202765529098915_547068391903797589_n

Nguồn: OpenTuition.com

Nếu như trước kia CAT và ACCA là hai chương trình tách biệt, bạn hoàn thành xong CAT rồi học tiếp lên ACCA thì được miễn 3 môn F1 F2 F3 của chương trình ACCA. Vấn đề là 3 môn F1 F2 F3 của ACCA được miễn này cũng tương đương các môn T5 T6 T7 của chương trình CAT. Thế nên, để tạo thuận lợi cho học viên có mục tiêu học lên ACCA mà không cần học hết CAT, chương trình FIA đã ra đời.

Có thể nói, chương trình FIA so với chương trình CAT cũ thì:
– Vẫn được cấp chứng chỉ CAT khi hoàn thành các môn.
– Đổi tên và tên viết tắt của các môn học.
– Chỉnh sửa nội dung đề cương (Syllabus) cho phù hợp hơn.
– Và điểm quan trọng nhất: đồng nhất các môn T5, T6, T7 của chương trình CAT và các môn F1, F2, F3 của chương trình ACCA để tạo thành các môn FAB, FFA, FMA. Như vậy, việc đồng nhất này đã tạo ra một chiếc cầu nối giữa chương trình CAT cũ và ACCA. Như vậy, học viên có thể học các môn cơ bản của FIA rồi “đi qua cầu” để học lên ACCA luôn. Việc tạo ra “chiếc cầu” đã giúp các học viên chưa có nền tảng có thể học nền tại FIA rồi đi lên ACCA luôn. Hiện tại, mình cũng đang đào tạo nền tảng qua lớp học ảo Virtual Class với nội dung gồm 3 môn FA1 + FA2 + FFA (F3), lớp mà mình đào tạo tập trung vào mảng kế toán tài chính, bạn có thể tìm hiểu về lớp học nền này tại đường link cuối bài này nhé.

Một số bạn có thể thắc mắc khi nào nên “đi qua cầu” hoặc khi nào nên học để lấy CAT. Mình cho rằng điều này tùy thuộc vào mục tiêu của các bạn.
– Nếu mục tiêu của bạn là ACCA thì bạn có thể bắt đầu với FIA rồi “đi qua cầu” để học tiếp lên ACCA.
– Nếu mục tiêu của bạn là lấy CAT, chưa có  hoặc chưa dự định học ACCA thì cứ thẳng tiến học hết FIA mà lấy CAT nhá.

Tuy nhiên, như một sự chuyển dịch tất yếu thì hiện tại rất ít người học để lấy CAT mà sẽ chuyển ngang sang học tiếp ACCA. Cũng chính vì lượng cầu suy giảm nên các trung tâm đào tạo cũng dần ngừng tuyển sinh và đào tạo tất cả các môn của FIA mà chỉ đào tạo ở cấp độ cơ bản rồi để học viên chuyển sang ACCA.

Miễn môn của FIA sẽ như thế nào? Nếu bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo như ĐH, CĐ thì bạn có thể được miễn một số môn hoặc toàn bộ chương trình FIA. Trường hợp này, các bạn vui lòng liên hệ với ACCA để được giải đáp về miễn môn nhé.

Các môn FIA sẽ thi theo 02 dạng: CBE (thi trên máy tính) và PBE (thi trên giấy). Hiện tại thi CBE chỉ áp dụng với các môn thuộc cấp độ Certificates và Diploma, còn các môn Specialist papers thì bắt buộc thi trên giấy nhé. Còn với bài thi trên giấy PBE thì áp dụng với tất cả các môn. Như vậy, với các môn thuộc cấp độ Certificates và Diploma thì bạn có thể tùy chọn thi CBE hoặc PBE.

Thi trắc nghiệm hay tự luận? Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây nhé:

Mình chia bài thi ACCA thành các loại:
– Loại 1: Trắc nghiệm 100% hoặc kết hợp multi-tasks. Loại này hầu như không viết gì cả, chỉ chọn đáp án phù hợp thôi. Lưu ý là dạng này được thi trên máy tính. Tuy nhiên, nếu các bạn thi trên giấy thì yêu cầu đề cũng khác nhé.
– Loại 2: Vừa kết hợp trắc nghiệm, vừa tự luận. Tỷ lệ cụ thể các bạn vào xem syllabus từng môn. . Loại này bắt đầu yêu cầu kỹ năng viết nhưng hầu hết ở dạng trình bày số liệu hoặc viết ý, nhận xét căn bản, chưa yêu cầu kỹ năng cao về viết.
– Loại 3: Tự luận 100%. Loại này yêu cầu kỹ năng viết, phân tích tốt, diễn đạt ý rõ ràng và dễ hiểu.

  • Cấp độ CAT:
    – Loại 1: FA1, MA1, FA2, MA2, FAB, FMA, FFA.
    – Loại 2: FAU, FFM.
  • Cấp độ ACCA:
    – Loại 1: F1, F2, F3, F4.
    – Loại 2: F5 đến F9.
    – Loại 3: P1 đến P7.

Hiện tại, theo mình việc thi cử đã được đơn giản hơn và thậm chí là “dễ” hơn. Như trước kia thì mình thi môn T6 (FFM) là kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận và bắt buộc thi trên giấy thì hiện tại đã được chuyển sang trắc nghiệm là chính và có thể thi trên máy tính (CBE).

Trên đây là những thông tin về chương trình FIA thông qua tìm hiểu của mình. Mọi thông tin trong bài viết này chỉ dùng để tham khảo. Nếu bạn cần thông tin chính xác vui lòng tìm hiểu tại web của ACCA nhé!

by Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)

=> Tìm hiểu các lớp học đang được đào tạo bởi Mr Thắng Trương:  https://truongducthang.com/courses/

4 thoughts on “Tổng quan về chương trình FIA

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s