KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM

KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM

Một số bạn mình cho rằng làm ở công ty VN không cần tiếng Anh là không phải học. Mình đã gặp “một phòng kế toán của doanh nghiệp nhà nước kéo nhau đi học” chỉ bởi vì công ty của họ mới ký hợp tác với một công ty ở Thái Lan và bên Thái Lan yêu cầu sổ sách kế toán phải được làm song ngữ và nhân viên kế toán có thể trả lời các thắc mắc của họ bằng tiếng Anh. Lúc đấy chỉ có hai lựa chọn: một là nghỉ việc, hai là đi học tiếng Anh. Sắp tới việc liên kết, hợp tác rất nhiều và cơ hội đôi khi chỉ đến trong tích tắc và người sẵn sàng sẽ thể hiện và thăng tiến tốt nhất!

Ngay cả làm trong các môi trường nước ngoài (như Big4 chẳng hạn) thì chưa chắc đã sử dụng tốt tiếng Anh. Tỷ lệ người Việt sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc thực sự là không nhiều. Vì vậy nhiều công ty yêu cầu nhân viên (đã vào làm) phải đáp ứng trình độ tiếng Anh. Ví dụ gần đây nhất bên BIDV yêu cầu toàn bộ cán bộ Hội sở chính (đang làm việc) phải có TOEIC tối thiểu 450. Và những cán bộ thi mới đầu vào tùy từng vị trí yêu cầu từ 450 đến 750.

Khi mới ra trường và đi làm thì tiếng Anh của mình cũng rất tệ, ngoài kỹ năng đọc là cực tốt ra thì các kỹ năng khác đều rất kém. Vào BVH may mắn là môi trường nhiều người trẻ và các sếp cũng tạo điều kiện nên mới đầu cũng thành lập CLB Tiếng Anh với các anh chị và các bạn đồng nghiệp từ đủ các trường và thực nói chuyện với nhau là chủ yếu (lúc đấy mình chẳng biết gì về ngữ âm cả :)) ). Có những hôm sếp Trưởng ra ngồi nói về kiểm toán nội bộ bằng tiếng Anh nghe phê lòi ra :))
Tuy nhiên, được một thời gian thì do đặc thù công việc kiểm toán nên mỗi người một việc và lịch khác nhau nên sau một thời gian hoạt động thì CLB phải ngừng hoạt động.

Sau đấy mình thực hiện kế hoạch học tập riêng để học tiếng Anh vì môi trường làm việc tại BVH lúc đấy không sử dụng tiếng Anh trong công việc.

1. NGHE
– Giờ nghỉ trưa mình thường vào Youtube và bật “Mr. Duncan in England”. Trong khoảng thời gian đi làm thì ngày nào cũng nghe như thế. Được khoảng 2-3 tháng thì quen tai nên sau đấy nghe khá rõ.
– Ngoài ra có bộ nghe cho Beginner mà mình đã luyện có cả song ngữ là bộ tiếng Anh thương mại và tiếng Anh du lịch của ABC Radio (http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/learn-english)

2. ĐỌC
– Vốn từ vựng trước đấy chỉ nằm trong ACCA là nhiều, sau đấy mình tăng vốn từ vựng bằng cách làm quen với việc đọc báo bằng tiếng Anh. Một số web:
+ http://english.vietnamnet.vn/
+ http://www.thanhniennews.com/
Còn vốn từ chính của mình vẫn từ ACCA mà ra, đọc cả quyển sách dày cộp và hiểu nó thì từ tự nhiên nó vào. Mình không học từ bằng cách ngồi viết từ ra mà thường học qua áp dụng nó luôn.

3. VIẾT
– Viết status bằng tiếng Anh là điều mình thường làm. Mới đầu viết sai nhiều lắm, sau đấy bạn bè comment cho mà sửa hoặc tự mình đọc lại cũng thấy sai mà sửa. Bây giờ mình vẫn viết và may mắn hơn là có nhiều bạn người nước ngoài nên được họ comment sửa hoặc inbox giải thích cho mình cách diễn đạt tốt hơn. “Learn from mistakes” nên chẳng ngại “show” cái mistakes ra làm gì. Chỉ có điều mình biết giới hạn chứ không đến nỗi quay clip trong khi đầu chưa có gì để đưa lên Youtube.

4. NÓI
Bản chất của NÓI thì nó nằm ở phần ngữ âm (mà hiểu về ngữ âm mới nghe tốt được). Các bạn vào Youtube search hộ hai từ “Ngữ Âm” và ngồi nghe tầm chục cái videos là đủ để học tiếp. Và kỹ năng Nói thì nó thể hiện suy nghĩ của mình, liên quan đến phản xạ nhiều hơn. Mình bắt đầu với việc tạo môi trường chat với bạn bè bằng tiếng Anh, người bắt đầu rất phù hợp bởi:
– Chat sẽ có thời gian tra từ điển, xem lại ngữ pháp. Một số kinh nghiệm cho rằng không cần học ngữ pháp thì thực sự theo quan điểm của mình thì không cần ngữ pháp trong trường hợp bạn chỉ học tiếng Anh để nói chuyện bâng quơ với Tây thôi. Còn học để sử dụng nó trong công việc, viết báo cáo, đứng thuyết trình thì cũng giống như tiếng Việt vậy, sự kết hợp giữa sự am hiểu về ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú sẽ tạo ra cách diễn đạt tốt. (Nói thật nhiều người học tiếng Việt từ bé mà viết tiếng Việt còn chưa biết cách diễn đạt nữa là :)) )
– Nâng cao phản xạ từ trong suy nghĩ, sau này nói cũng dựa trên phản xạ ấy. Trong đầu nghĩ được “What do you do for a living?” thì khi nói là bật nó ra thành âm thôi. Và khi chat thì bắt đầu tập mấp máy môi đọc thành câu cho nó quen. Sau này gặp tình huống thật thì chỉ là bật nó ra thôi.

Đối với NÓI thì quan trọng nhất là môi trường để NÓI, đợt ấy đi làm về mình hay sang một nhóm các bạn sinh viên HVTC luyện tiếng Anh ở sân B5 để ngồi nghe và thực hành. Cái nhóm đấy giờ đã ra trường hết rồi và tiếng Anh đứa nào cũng “khủng” cả. Như vậy bạn nào đang đi làm và muốn nói tốt tiếng Anh thì ngoại tự học, tư luyện thì cần nhất vẫn là MÔI TRƯỜNG THỰC HÀNH (tốt nhất là HẰNG NGÀY) vì không thể tự học nói một mình được. Gợi ý cho các bạn về môi trường:
– Tự lập nhóm học tiếng Anh ở công ty.
– Tham gia CLB vào cuối tuần.
– Skype chat với người bản địa hoặc bạn bè.

Hiện tại việc học tiếng Anh hàng ngày của mình đang là:
– Đọc báo, đọc tài liệu chuyên ngành. Ngoài ra đọc 9GAG http://9gag.com/ (mới đầu không hiểu gì giờ cũng đỡ rồi :)) )
– Nghe trước khi đi ngủ (đủ các thể loại bài nghe), xem Youtube giải trí, xem phim.
– Viết status, comment bằng tiếng Anh, soạn tài liệu chuyên ngành.
– Chat bằng tiếng Anh, hầu hết bạn của mình thì mình sử dụng tiếng Anh để chat.
– Nói thì lập nhóm Speaking hàng ngày (các bạn sinh viên đang nghỉ thi nên hơn 1 tuần này không được nói nhiều :v). Cuối tuần thì tham gia City Tour nói chuyện với người nước ngoài. Hơn 2 tháng từ lúc lập Speaking Group thì kỹ năng nói của mình được nâng lên rất nhiều, nói “nuột” hơn, ngữ pháp đỡ sai hơn và phần âm hoàn thiện hơn và học hỏi được nhiều từ các bạn khác hơn.

Ngôn ngữ nó là áp dụng hàng ngày, cái quan trọng nhất là ngôn ngữ nó sẽ thể hiện tư duy mà tiếng Việt tư duy thế nào thì tiếng Anh được thể hiện ra vẫn như thế. Việc tự tạo ra môi trường hàng ngày là cần thiết mặc dù thời gian của các bạn đi làm là eo hẹp.

Ngoài ra, lời khuyên chân thành đối với các bạn muốn làm việc trong môi trường quốc tế thì nên chọn những công ty có sử dụng tiếng Anh trong công việc để làm. Dù sao bị thúc ép phải học thì học vẫn nhanh nhất :))

by Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)

=> Tìm hiểu các lớp học đang được đào tạo bởi Mr Thắng Trương:  https://truongducthang.com/courses/

One thought on “KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s