Trong thời gian vừa qua, mình nhận được ko ít inbox của một số người quen chia sẻ về việc đầu tư chứng khoán bị thua lỗ, người ít cũng vài chục triệu, nhiều thì lên đến cả tỷ. Thị trường crypto cũng vậy. Vậy lý do mọi người thua lỗ nằm ở đâu?
1. Vị thế không tốt
Mọi người biết đến thị trường khi thấy người khác khoe lãi, và thế là nhảy vào thị trường ở vị thế F0. F0 có nghĩa là không có hàng để bán và thường chỉ có option là mua. Vì thế nên F0 đã có vị thế không tốt khi thị trường đã có một chu kỳ tăng trưởng quá dài (1-2 năm) và F0 vào để hấp thụ. Thế nên F0 vào chứng khoán giai đoạn cuối năm 2021 gần như đều thua lỗ nặng.
2. Nóng vội
F0 mới vào thị trường nên cầm 100% cash. Nếu đợi về điểm entry có thể mất vài tháng. Vì thế nên F0 đã nóng nội và nhập hàng bất chấp ở mức giá nào. Đây là yếu tố tâm lý mà mình cũng mắc phải, và cách mình trị bệnh là vào 1 ít lệnh thật nhỏ để theo dõi mã đó, về đến các entry chính sẽ DCA.
3. Bị nhiễu động bởi nhiều thông tin xung quanh
Khi đang nắm cash mà đồng nghiệp cứ ngồi khoe hold mã này mã kia rồi tăng bao nhiêu %. Rồi các thông tin trên báo chí, thông tin của đội shill… khiến yếu tố tâm lý bị tác động và cuối cùng hành vi là đặt lệnh mua vào hay bán ra tại những điểm không phù hợp.
4. Chơi nghiêng về hệ tâm linh
Với F0 khi chưa có kiến thức và khả năng phân tích thỉ chỉ có một yếu tố bấu víu là “niềm tin”. Niềm tin của F0 được hình thành bởi những chiến thăng nhỏ (mua và lãi một ít rồi nghĩ game này nó dễ ăn). Thế rồi mua xong rồi khấn để nó tăng.
5. Tất tay
Vấn đề quản lý vốn của F0 thường là có bao nhiêu tiền sẽ mua cho hết. Ban đầu cũng nghĩ quản lý vốn đó, nhưng thấy giảm cảm giác rẻ lại mua cho dù chưa về đến entry. Cuối cùng, tất tay lúc nào không hay.
6. Biết mua, không biết bán
Có những người mua ở vị thế tốt, thị trường tăng trưởng mạnh và không bán, suốt ngày vô ngắm tài khoản thấy những con số nhảy múa và cảm giác mình giàu. Một thời gian qua đi, thị trường sụt giảm và lại quay trở lại cái máng lợn. Lúc đó ước gì đã từng chốt lời.
7. Kiểm soát lòng tham
Chơi margin hay vay tiền để đầu tư rồi thua lỗ. Hành vi này chẳng khác nào đánh bạc khi yếu tố lòng tham đã bị thị trường kích thích. Ví dụ bỏ 100tr vào lãi 10% được 10tr. Thế là tư duy kiểu nếu có 1 tỷ thì có 100tr rồi, hành động là đi gom sao cho đủ 1 tỷ để đem vô chơi. Kết quả là…
8. Thiếu kiên nhẫn khi hold
Đầu tư những muốn ăn ngay. Vào lệnh xong muốn nó phải tăng ngay. Chính vì thiếu kiên nhẫn nên những nhà đầu tư này thường hay cắt lỗ hơn là chốt lời. Mình thường hay bảo đầu tư tài chính là phải tính bằng năm, nhưng nhiều bạn biết là thế nhưng khi trading vẫn bị rơi vào trạng thái tư duy đầu tư ngắn hạn.
9. Ảo tưởng
Vừa rồi nhiều người tin LUNA (LUNC) sẽ lên $1 là một ví dụ. Nguyên nhân nằm ở việc thiếu các kiến thức khi tham gia đầu tư.
10. Thiếu kiến thức và trải nghiệm
Cố gắng viết cho nó có 10 ý thôi, chứ 9 ý kia nó đều có chung một nguyên nhân gốc rễ nằm ở việc kiến thức bị thiếu, và trải nghiệm ở thị trường chưa đủ để hình thành yếu tố tâm lý vững. Bản chất đầu tư tài chính là một cuộc chơi về tâm lý. Ngay cả các nhà đầu tư cho dù có đủ kiến thức đi nữa, nhưng trong một lúc bị tâm lý chi phối cũng dễ ra các quyết định sai lầm.
Đây là cuộc chơi mà nhà cái sẽ tác động và chi phối đám đông thông qua các công cụ:
– Niềm tin: tin tức về tương lai của công ty
– Cảm xúc: giá giật lên giật xuống
– Kiến thức: phân tích cơ bản, kỹ thuật
Hiểu rules rồi thì cứ thế mà chơi game thôi.
Victor Trương
CEO FIM Ventures
Trích slide khóa học FIM – Financial Investing Mindset: https://www.facebook.com/FinancialInvestingMindset/posts/1714193815581496