LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO TÂN SINH VIÊN

LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO TÂN SINH VIÊN

Anh vốn dốt tiếng Anh và giờ vẫn đang học mà mấy hôm nay nhiều bạn tân sinh viên hỏi anh về cái vụ học tiếng Anh này quá. Thôi mạn phép viết một ít vì anh cũng như các bạn, cấp 3 anh học ở tỉnh xa nên khi bước vào học ĐH ở HN thì cũng mù tịt tiếng Anh cả. Cái thời anh xuống học cũng nhiều người bảo đi học tiếng Anh nhưng không ai nói rõ từng bước cho anh là phải học thế nào, rốt cuộc đến lúc cần thì vác chân lên cổ mà cày, may sao ra trường vẫn dùng được. Vì vậy, bài viết này mang tính chất định hướng cho các bạn nên đi theo các bước để học tiếng Anh thế nào.

Những gì anh viết dưới đây là kinh nghiệm bản thân cộng thêm mấy năm mở trung tâm đào tạo tiếng Anh (bây giờ anh cũng chuyển công tác rồi). Mục tiêu của anh cũng như các bạn là học để dùng trong công việc, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính. Nhiều nơi đào tạo tiếng Anh chỉ hướng các bạn đến giao tiếp hay sử dụng đơn thuần là không ổn. Một số nơi lại hướng bạn trở thành người “chuyên” về ngôn ngữ cũng không ổn, sẽ phù hợp nếu em muốn trở thành nhà văn viết truyện bằng tiếng Anh ^^. Còn như đi du học người ta cũng chỉ cần 6-7 IELTS là đủ điều kiện. Đương nhiên, nhuần nhuyễn nó thì càng tốt nhưng cái chúng ta sẽ phải đánh đổi là thời gian mà cuộc sống thì còn rất nhiều thứ phải học. Túm lại là những gì viết dưới đây chỉ mang quan điểm cá nhân và để các bạn tham khảo mà thôi. Thấy phù hợp thì áp dụng, không thì thôi vì quan điểm và phương pháp nó nhiều lắm. Ai muốn đi theo con đường mà anh đi thì theo.

Anh cũng đã tập hợp một album về học tiếng Anh tại đây và cũng sẽ update các bài viết chi tiết hơn:https://goo.gl/l7GVei. Về lộ trình cơ bản dành cho tân sinh viên thì như sau:

(y) Bước 1: Nền tảng Ngữ âm + ngữ pháp
Hai cái này là gốc, phải có để tạo nền tảng cho các em về sau nên phải đảm bảo “chắc” về cái nền này. Nền có chắc thì nhà xây mới vững.
– Ngữ âm (là cách tạo âm thanh) có 44 âm và đầu tiên các em cần hiểu được nó để sau này có thể nghe tốt và nói người khác nghe được. Còn mình không phải dân gốc, nói chuẩn khó lắm. Cứ như người miền Bắc nhại giọng miền Nam ấy, muốn nói được như người miền Nam chỉ có vô trỏng sống :)) Để hiểu hết các âm này thì các em có thể xem trên Youtube hoặc tham gia khóa học. Tuy nhiên, cái quan trọng là phải có người sửa nên anh khuyến nghị về âm thì nên tham gia khóa học. Một lưu ý nữa là việc chọn giáo viên học về âm cần chọn những giáo viên được đào tạo bài bản từ các trường sư phạm hoặc các chuyên ngành về ngôn ngữ Anh… Hiện nay một số “thầy cô” dạy tiếng Anh nhưng do không đúng chuyên ngành nên nhiều cái họ dạy chưa chính xác, được cái họ chém gió tốt :)) Mà nữa, đừng tin vào cái profile của họ nhá, ví dụ thầy cô nào bảo có 7.5 IELTS thì bảo đưa chứng chỉ đây cho xem :))

– Về ngữ pháp, có một số phương pháp học tiếng Anh bảo là không nên học ngữ pháp hay học ngữ pháp là sai lầm. Bản thân anh đã từng học tập, làm việc, tiếp cận với tài liệu tiếng Anh rất nhiều nên anh đánh giá ngữ pháp giữ vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu và viết để phục vụ cho công việc về sau. Vì vậy, học về ngữ pháp và thậm chí học sâu về ngữ pháp là cần thiết cho kỹ năng viết sau này. Về cơ bản ngữ pháp cũng có hơn 4 chục cái gạch đầu dòng chính, các em download phần mềm trên mạng về tự học được. Sau đó, đọc báo chí, tài liệu để xem cách vận dụng ngữ pháp của người ta. Nhược điểm của tự học ngữ pháp là hơi nhàm chán và khá buồn ngủ :p Nhớ lại thời kỳ hoành tráng ôn thi ĐH của các em chút rồi lấy động lực mà học ngữ pháp đê :)) Đọc, hiểu và ứng dụng là một quá trình nhưng cứ đọc để biết, tạo nền tảng đi đã.

(y) Bước 2: Từ vựng – đọc hiểu.
Từ vựng là yếu tố mấu chốt trong học bất kể ngôn ngữ nào nên càng có nhiều từ càng tốt. Về học từ vựng thì có cách học để thi cử và học để dùng. Học để thi thì có rất nhiều cách/mẹo học mà nhiều thầy cô đã chia sẻ. Ở đây anh sẽ nói về cách học để dùng. Đối với học để dùng thì về căn bản cũng như mình học tiếng Việt vậy, dùng nhiều thì quen nên cái quan trọng nhất là sự chăm chỉ trong việc đọc tài liệu tiếng Anh hàng ngày. Nếu các em không rèn luyện được thói quen này thì có học kiểu gì đi chăng nữa cũng vứt. Học mà không dùng thì sẽ quên thôi. Bây giờ bọn em “sướng” ở chỗ là có internet phổ cập và điện thoại kiêm luôn từ điển nên có lý do này hay lý do khác thì tóm lại chỉ là sự biện minh cho sự “lười” của mình. Bản thân anh duy trì việc đọc báo cũng như tài liệu tiếng Anh từ thời sinh viên đến giờ nên vốn từ rất tốt. Anh có nghe qua về 3,000 từ cơ bản trong tiếng Anh nhưng cũng chưa đụng đến nó bao giờ, chắc nó cũng nằm trong đống mà anh đã đọc và dịch :))

(y) Bước 3: Nghe
Nền tảng của nghe nó nằm ở ngữ âm và từ vựng. Đương nhiên để nghe được thì nhiều thứ bị chi phối như sự biến đổi ở các loại giọng, ngữ điệu… Cứ hình dung tiếng Việt có Bắc Trung Nam thế nào thì tiếng Anh nó cũng có nhiều loại giọng hơn thế. Nên bí quyết để nghe tốt chỉ có nghe nhiều, nghe và kỹ thuật luyện nghe thế nào anh nói sau. Tóm lại, là nghe hàng ngày thông qua cả hình thức chủ động, bị động:
– Chủ động: nghe theo giáo trình, viết ra giấy những gì nghe được rồi đối chiếu với transcript…
– Bị động: xem Youtube với các chương trình truyền hình thực tế, nghe nhạc, nghe truyện cổ tích…

Như hôm qua anh đi nghe hội thảo về Internal Audit (kiểm toán nội bộ) có giáo sư đến từ Singapore và thề luôn chả có sách vở nào dạy cho cách nghe giọng này cả nhưng vẫn phải căng tai ra để nghe thôi. Đối với anh thì Youtube góp một phần lớn vào hoàn thiện kỹ năng nghe đa dạng các loại giọng.

(y) Bước 4: Nói – diễn đạt
Nói có nghĩa là có tư duy để diễn đạt. Hiện nay một số nơi đào tạo cho các em cách nói được nhưng khổ nỗi giống như những chú vẹt vậy. Có nghĩa là học y chang và dập khuôn. Thực ra phương pháp này có thể tạo ra cho các em thoải mái và cảm giác học được tiếng Anh, tuy nhiên về lâu về dài thì không ổn. Để nói tốt cần có tư duy diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu. Để phát triển được khả năng nói thì cần thường xuyên sử dụng tiếng Anh, nó xuất phát từ diễn đạt ý nên anh bắt đầu bằng việc chat bằng tiếng Anh để diễn đạt ý (bạn nào thích chát tiếng Anh thì cứ inbox anh :D). Sau này khả năng diễn đạt ý tốt thì lúc nói chỉ là phát âm ra. Đương nhiên, luyện nói nhiều thì cái miệng và lưỡi nó mới trơn tru được vì tiếng Anh nó rất khác tiếng Việt ở cử động miệng, lưỡi.

Muốn nói tốt, môi trường và tiếp xúc với người nước ngoài là rất quan trọng. Nên hãy tìm các môi trường đấy để tham gia. Tuy nhiên theo anh ban đầu nên luyện với nhau trước khi tiếp xúc với người nước ngoài để đạt hiệu quả cao. Nhiều bạn trình độ chưa ổn nhưng đi săn Tây rồi hỏi người ta, xong người ta trả lời cái gì cũng gật mà không hiểu. Anh thật ra ít tiếp xúc với Tây, chủ yếu là anh nói ở trong các nhóm luyện speaking 😀 Mình nói với bạn mình tốt thì nói với Tây cũng tốt. Mà nói với bạn mình sai ở đâu nó còn chỉ cho biết.

(y) Bước 5: Viết
Viết là khó nhất, vì nó là văn. Mà văn Anh với văn Việt nó khác nhau nhiều thứ về cách diễn đạt. Để viết tốt thì đòi hỏi nắm khá chắc về ngữ pháp và đọc nhiều để nắm được cách hành văn như thế nào. Văn nói và văn viết nó khác nhau và ngay cả đối với viết thì viết văn và viết về học thuật chuyên ngành cũng khác nhau. Viết tốt thì cần người chữa, anh hay viết là nhờ một người bạn nước ngoài vào chữa lỗi cho mình 😀 Ban đầu bọn em cứ viết đi, viết nhiều rồi có người chữa sẽ hiểu hơn. Kỹ năng này nó chuyên sâu hơn nên có gì anh nói sau vì anh cũng đang học :))

TÓM LẠI

Anh ghi là từng bước như thế nhưng không có nghĩa là bước 1 làm xong trước mới làm bước 2 nhé các đồng chí. Các bước đều có đan xen với nhau và chúng ta học về tài chính nên hướng việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc là tài chính. Dân tài chính với nhau mà ngồi nói chuyện gọi cái “bottom line” là cái “dòng cuối” là không ổn chút nào. Không ổn, không ổn :p
Văn ôn, võ luyện. Chẳng có thằng lười nào mà lại giỏi tiếng Anh cả. À, xin lỗi, trừ mấy thằng sinh ra đã được ở môi trường toàn tiếng Anh rồi. Chăm chỉ là rất quan trọng trong học tập nói chung và ngôn ngữ nói riêng, bạn có thắc mắc về nó thì bạn mới tìm hiểu, mà bạn tìm thì bạn mới hiểu nó được. Tất cả mọi lý do như em học khối A, em mất gốc, em không thích… chỉ là ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân. Bản thân các anh chị cũng học khối A, cũng mất gốc và cũng *beep* thích… nhưng vẫn đã và đang học đây.

by Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)

=> Tìm hiểu các lớp học đang được đào tạo bởi Mr Thắng Trương:  https://truongducthang.com/courses/

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s